Tuesday, March 2, 2021

Timeshare là gì? Có nên kinh doanh mô hình Timeshare tại Việt Nam?

 Timeshare là thuật ngữ nghe khá lạ lẫm tại Việt Nam nhưng được đánh giá cao về khả năng sinh lời trong kinh doanh, hình thành và phát triển suốt hơn 50 năm qua trên thế giới. Vậy timeshare là gì? Ích lợi và tiềm năng của timeshare là gì? Có nên kinh doanh mô hình timeshare tại Việt Nam?... Những thắc mắc này sẽ được GTOP lý giải qua bài viết dưới đây.

timeshare là gì
Bạn có biết timeshare là gì? Ích lợi của timeshare là gì? Tiềm năng phát triển ra sao? (Ảnh minh họa)

 

Được biết đến là mô hình kinh doanh bất động sản (BĐS), du lịch nghỉ dưỡng đầy tiềm năng, timeshare hứa hẹn sẽ mang đến một sự lựa chọn đầu tư thông minh và hợp thời cho những ai biết nắm bắt.Vậy timeshare là gì?

Timeshare là gì?

Timeshare là từ ghép của Time – thời gian và Share – chia sẻ. Hiểu một cách đơn giản thì Timeshare là hoạt động chia sẻ thời gian nghỉ dưỡng tại một BĐS cụ thể (thường là các khu nghỉ dưỡng cao cấp, khách sạn, resort 4-5 sao). Nghĩa là, sẽ có một nhóm người cùng mua quyền sở hữu chung của BĐS đó từ chủ đầu tư - trong một khoảng thời gian sử dụng nhất định - tại một khu vực địa lý được lựa chọn, sau đó có quyền làm bất cứ điều gì mình muốn với phần tài sản đã mua đúng luật theo thỏa thuận trong hợp đồng, có thể sử dụng để nghỉ ngơi hoặc kinh doanh, cho thuê lại, thậm chí bán cho người mua khác... Đặc biệt, với mô hình này, người mua có thể trao đổi với những mô hình timeshare khác trong cùng phân khúc, hệ thống.

Đây là loại hình kinh doanh dịch vụ được đánh giá là giàu tiềm năng vì mang lại nhiều lợi ích nhìn thấy cho không chỉ với chủ đầu tư, mà còn với người mua (chủ sở hữu mới) và cả khách hàng sử dụng.

Phân loại hình thức Timeshare phổ biến

Timeshare hiện tồn tại 3 dạng hợp đồng phổ biến là:

+ Deeded Interests/ Hợp đồng bán đứt tài sản

Người mua là chủ sở hữu mới sẽ nhận được quyền sở hữu tài sản là phần BĐS được mua từ chủ đầu tư timeshare ban đầu. Theo đó, bên mua sẽ được toàn quyền sử dụng phần tài sản này hợp pháp và vĩnh viễn – được để lại hoặc chuyển nhượng nó cho người khác như một tài sản thừa kế - cũng được quyền bán đi nếu muốn hoặc khi không còn nhu cầu sử dụng.

+ Right-to-use/ Hợp đồng quyền sử dụng

Với mô hình này, người mua sẽ không có quyền sở hữu tài sản mà chỉ được sử dụng các cơ sở vật chất sẵn có của BĐS trong một khoảng thời gian nhất định theo hợp đồng. Khi hết thời hạn quy định, người mua phải liên hệ với chủ đầu tư để tái ký hợp đồng gia hạn hoặc nếu không sẽ bị xóa bỏ quyền lợi hợp pháp

+ Leasehold agreements/ Hợp đồng thuê BĐS

Loại mô hình này tương tự với hình thức quyền sử dụng, tức người mua có quyền nắm giữ các quyền lợi khi thuê BĐS trong khoảng thời gian nhất định theo hợp đồng. Tuy nhiên, quyền lợi đó sẽ luôn thấp hơn so với của chủ đầu tư (bên cho thuê ban đầu – full ownership interest). Và điểm khác biệt căn bản giữa 2 hình thức này chính là sự chênh lệch về thời gian hiệu lực của hợp đồng. Thông thường, hợp đồng thuê BĐS sẽ trong một khoảng thời gian ngắn hơn so với hợp đồng quyền sử dụng.

timeshare là gì

Với mô hình timeshare, người thuê/mua được toàn quyền sử dụng BĐS để nghỉ dưỡng, kinh doanh, cho thuê hoặc bán lại 

Các ích lợi nhìn thấy của Timeshare

Như đã trình bày ở phần Timeshare là gì, mô hình này khá tiềm năng vì mang lại nhiều ích lợi rõ rệt. Cụ thể:

+ Tiết kiệm chi phí tài chính

Lợi ích này quá rõ ràng. Bởi, thay vì bỏ ra một số tiền lớn để sở hữu BĐS nghỉ dưỡng nhưng hiệu suất sử dụng không được tận dụng tối đa, mặc khác, chủ đầu tư có thể tăng giá sử dụng các dịch vụ, tiện ích bên trong theo thời gian – thì với timeshare, chỉ cần trả một khoản tiền nhất định tại thời điểm đó, có thể thuê/ mua chung cùng nhóm người để giảm thiểu chi phí là được toàn quyền sử dụng phần tài sản theo thỏa thuận.

+ Dùng kinh doanh kiếm lời

Người mua timeshare sẽ được toàn quyền sử dụng, thậm chí tận dụng và khai thác phần BĐS đó để cho thuê – chuyển nhượng – bán lại cho người mua khác theo quyền lợi tương ứng với từng loại hợp đồng đã thỏa thuận.

+ Trao đổi kỳ nghỉ trên toàn cầu

Điểm lợi đặc biệt của mô hình timeshare chính là, người mua có thể tự do trao đổi BĐS nghỉ dưỡng của mình với các BĐS nghỉ dưỡng khác trên toàn cầu với điều kiện tài sản đó có mặt trong danh sách timeshare. Đây là cơ hội tuyệt vời để trải nghiệm dịch vụ cao cấp ở nhiều nơi, tại nhiều quốc gia, thậm chí có thể mở rộng kinh doanh và thu lời.

Ngoài ra, để thu hút khách thuê, nhiều mô hình timeshare còn cho phép khách chia nhỏ thời gian kỳ nghỉ ra nhiều kỳ nghỉ ngắn trong năm, thậm chí, bảo lưu nếu chưa có nhu cầu...

Có nên kinh doanh mô hình Timeshare tại Việt Nam?

Vào những năm 1960, từ chỗ nhu cầu nghỉ dưỡng tại các căn hộ, chung cư cao cấp ngày càng cao trong khi chi phí sở hữu lại vô cùng đắt đỏ, phí bảo trì hằng năm cũng rất cao nhưng thời gian và mức độ sử dụng lại không đáng kể và liên tục gây lãng phí. Do đó, nhiều gia đình có quen biết nhau đã nảy ra ý tưởng cùng sở hữu chung một ngôi nhà thứ 2 rồi phân chia thời gian sử dụng cụ thể theo nhu cầu của từng hộ. Như thế vừa share được chi phí, vừa tận dụng tối đa hiệu suất sử dụng.

Mô hình này nhanh chóng trở nên phổ biến rồi lan rộng ra toàn châu Âu, Mỹ và hiện tại là cả châu Á, bao gồm cả Việt Nam.

Nhận thấy tiềm năng kinh doanh khá tốt, nhiều công ty du lịch và nhà phát triển BĐS nghỉ dưỡng đã bắt tay nhau tạo nên các dịch vụ chia sẻ kỳ nghỉ (timeshare) ngay sau đó. Tận dụng tối đa nhu cầu nghỉ dưỡng cao cấp trong một thời gian ngắn của khách hàng. Hiện, các đơn vị lớn như Hilton, Sheraton, Marriot, Disney... đều đã và đang áp dụng thành công mô hình kinh doanh này. Ngoài ra, có thể kể đến một số dự án nổi bật khác như Hồ Tràm Sanctuary, The Nam Hai, Furama resort, Flamingo Đại Lải resort, The Manna – Khánh Hòa, FLC Holiday...

timeshare là gì
Timeshare đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng cao cấp trong thời gian ngắn hạn với chi phí thấp (Ảnh minh họa)

 

Rõ ràng, khi kinh tế phát triển, đời sống tinh thần và nhu cầu được tận hưởng của mọi người tăng cao, ai cũng muốn tìm đến những dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp. Vì thế, tiềm năng phát triển và mở rộng của mô hình Timeshare là khá lớn. Tuy nhiên, vẫn phải cân nhắc về vị trí – nhu cầu và thị hiếu du khách tại đó – giá cả và dịch vụ... tất cả đều cần đảm bảo thuận tiện cho khách thuê, để họ cảm thấy thoải mái và hài lòng, từ đó quay trở lại vào những lần sau. Bên cạnh đó, mức độ uy tín của chủ đầu tư, đơn vị vận hành và phát triển mô hình cũng khá quan trọng, giúp thúc đẩy tăng trưởng doanh thu và giảm thời gian hoàn vốn.

Giữa vô vàn những sự lựa chọn về mô hình kinh doanh, trong khi mức độ cạnh tranh giữa các cơ sở và dịch vụ lưu trú cùng phân khúc đang rất cao thì việc khai thác theo hướng đi mới như kiểu timeshare có thể sẽ mang đến những hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, trước khi quyết định cần tìm hiểu kỹ timeshare là gì, ích lợi của timeshare là gì, tiềm năng phát triển của timeshare ra sao...

No comments:

Post a Comment

Top 20 khách sạn nên ở khi đi du lịch tai Sài Gòn từ cao cấp đến bình dân

 Top 20 khách sạn nên ở khi đi du lịch tai Sài Gòn từ cao cấp đến bình dân Top 20 khách sạn nên ở khi đi du lịch tai Sài Gòn từ cao cấp đến ...